Bộ lá lúa là nơi quan trọng nhất để tiếp nhận ánh sáng và thực hiện trao đổi chất, tạo ra chất đường bột để đưa vào cho hạt lúa nặng chắc. Đôi lúc bà con sẽ bắt gặp tình trạng vàng lá lúa sinh lý trên ruộng. Nếu thấy triệu chứng lá lúa vàng và đọt lá đỏ, bà con nên kiểm tra ngay hệ thống rễ. Bởi vì một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh vàng lá này chính là rễ lúa bị… nghẹn.
Vậy do đâu rễ lúa bị nghẹn? Trong trường hợp này là do kết cấu đất không phù hợp để rễ cây trao đổi khí và hút dinh dưỡng. Để phòng ngừa hiện tượng vàng sinh lý này, bà con đừng quên cải tạo chân đất trồng lúa nhé.
Không để lại gốc rạ mùa trước mà chưa phân hủy hết, chúng dễ gây ngộ độc hữu cơ trong đất.
Khi làm đất nên bón thêm vôi để cải tạo độ chua và giúp gốc rạ phân hủy nhanh.
Sử dụng phân Đạm N.Humate+TE Cà Mau có bổ sung axit humic để tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng và làm đất tơi xốp. Đất không bị úng chặt, thì rễ lúa sẽ hạn chế được tình trạng nghẹn.
Bón phân cân đối Đạm, Lân và Kali. Bà con có thể tham khảo NPK 16-16-8 của Phân Bón Cà Mau để chủ động bổ sung dinh dưỡng cân đối cho ruộng lúa, phù hợp bón thúc cho lúa lên xanh, khỏe mạnh tốt tươi.
Nghề trồng lúa tuy vất vả nhưng càng chú ý áp dụng những kỹ thuật hay thì mùa màng càng thêm thuận lợi, bà con đỡ bớt công sức chăm lo hơn.
Phân bón Cà Mau với các sản phẩm phân bón vượt trội, điển hình là N.Humate+TE và NPK Cà Mau là những giải pháp vàng mang lại nhiều ưu điểm vượt trội, đồng hành cùng bà con đạt ngàn mùa vàng nhân ngàn lợi nhuận.
#PhânBónCàMau#PBCM#LáLúaVàng#ĐọtLáĐỏ#NPKCàMau#ĐạmCàMau#DCM
—————————————————————————
CÔNG TY CỔ PHẦN PHÂN BÓN DẦU KHÍ CÀ MAU
Địa chỉ: Lô D, Khu CN Phường 1, Đường Ngô Quyền, Phường 1, Tp. Cà Mau
Hotline: 1900 8696