Theo khảo sát của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, hiện có đến 15 – 20% người trồng lúa ở ĐBSCL hiểu và vận dụng chưa đúng kỹ thuật bón phân giai đoạn đón đòng. Bà con thường bón phân quá sớm hay bón thừa Đạm khiến cây lúa không đạt năng suất tối đa, nhiều sâu bệnh, lửng lép.
Bà con nên hiểu nhu cầu dinh dưỡng của cây lúa ở giai đoạn này có sự thay đổi. Có thể chia thành 3 nhóm tăng, giảm và tiếp tục duy trì. Nhóm tăng gồm có Canxi, Bo (trong đó Bo có mức tăng nhiều nhất); Nhóm giảm bao gồm Lân, Đạm, Lưu huỳnh, Sắt, Đồng; Nhóm duy trì là Kali.
Phân Bón Cà Mau xin giới thiệu NPK 20-20-15 với công thức bổ sung NPK đầy đủ các yếu tố khoáng đa – trung – vi lượng giúp:
Cho bộ rễ phát triển sâu, rộng; thân chắc khỏe; lá dày xanh, sáng bóng.
Tăng sức đề kháng cho cây, chống chịu sâu bệnh tốt
Hạt lúa chín đồng đều, góp phần tăng năng suất, giá trị vụ mùa.
Nhiều nông dân chỉ dùng “độc nhất” NPK Cà Mau 20-20-15 kết hợp với bón đón đòng đúng thời điểm, vụ mùa cứ tăng năng suất “vèo vèo”. Thông thường, để xác định được thời điểm bón đón đòng, bà con chỉ cần lấy thời gian sinh trưởng của cây lúa trừ đi 50 ngày nhé. Tuy nhiên, để bón đóng đòng chính xác nhất, bà con cần xé đòng lúa khoảng 10 cây ngẩu nhiên, khi thấy 7-8 cây có “tim đèn” 1mm (1 ly) là bón chính xác nhất.
Sở hữu “bí kíp vàng” NPK Cà Mau 20-20-15 vừa tối ưu được bài toán chi phí vừa bảo đảm cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cây lúa đón đòng cho vụ mùa lúa thu đông thành công mỹ mãn nhé bà con!
#PhânBónCàMau#PBCM#KỹThuậtBónĐónĐòngChoLúaVụThuĐông#NPK202015#NPKCàMau#ĐạmCàMau#DCM
—————————————————————————
CÔNG TY CỔ PHẦN PHÂN BÓN DẦU KHÍ CÀ MAU
Địa chỉ: Lô D, Khu CN Phường 1, Đường Ngô Quyền, Phường 1, Tp. Cà Mau
Hotline: 1900 8696