Hôm trước có nhiều bà con nhắn tin cho Đạm Cà Mau hỏi về dinh dưỡng cho lúa như thế nào để lúa phát triển tốt, lớn nhanh. Nên hôm nay Đạm Cà Mau xin được cung cấp thông tin đầy đủ & chi tiết về các chất dinh dưỡng cần thiết cho lúa, bà con chú ý đọc kỹ, tham khảo để áp dụng kiến thức giúp vụ mùa này lúa tốt mơn mởn nhé.
Các chất dinh dưỡng cho lúa được chia thành 3 loại: Đa Lượng, Trung Lượng và Vi Lượng. Cụ thể như sau:
Nguyên tố đa lượng: đạm , lân (P), kali (K)
Nguyên tố trung lượng: caxi (Ca), magie (Mg), lưu huỳnh (S)
Nguyên tố vi lượng: sắt (Fe), Mangan (Mn), boron (B), kẽm (Zn), đồng (Cu), molybden (Mo), Silic (Si); clo (Cl); Niken (Ni).
VAI TRÒ CỦA TỪNG YẾU TỐ TRONG SỰ PHÁT TRIỂN CỦA LÚA
Canxi (Ca): Là thành phần thiết yếu cấu tạo của tế bào, giúp cho sự hình thành và phát triển rễ, canxi làm tăng hoạt tính của một số men, trung hòa các axit hữu cơ trong cây giúp cho sự đồng hóa đạm nitrat và vận chuyển đường đến hạt của cây lúa, canxi còn giúp cho cây lúa chịu úng hạ phèn và giảm mặn, khi bón canxi vào đất vai trò đầu tiên là làm giảm độc hại của Fe, Al.
Magie (Mg): Là thành phần cấu tạo diệp lục, nâng cao hiệu suất quang hợp, tổng hợp gluxit trong cây, tham gia vào nhiều loại men, tổng hợp protein cho hạt. Mg giữ cho độ pH trong tế bào của cây ở phạm vi thích hợp, tạo điều kiện tốt cho các quá trình sinh học để tổng hợp dinh dưỡng.
Lưu huỳnh (S): Tham gia trong quá trình hình thành các axit amin, protein, xúc tiến nhiều quá trình sinh học trong cây như quang hợp, hô hấp, xúc tiến quá trình chín của hạt.
Silic (Si): Si khi phân tích trong cây lúa ta thấy, 1 tấn thóc cây lúa hút khoảng 15 – 20 kg N thì có đến 80 kg SiO2, như vậy cây lúa hút Si nhiều hơn gấp 4 lần đạm. Si có vai trò đặc biệt để hình thành lông, gai ở bẹ và thân lá lúa, làm tăng khả năng chống đổ ngã, chống sự thâm nhập của sâu bệnh.
Các nguyên tố vi lượng (Fe, Zn, Mn, Cu, B, Ni, Cl và Mo) các nguyên tố vi lượng có vai trò đặc biệt quan trọng tham gia vào hoạt động của các men để hình thành các vitamin, khoáng hòa tan, tổng hợp dinh dưỡng dự trữ vào hạt làm tăng hương vị, chất lượng cho hạt gạo, giảm gạo gẫy tăng độ bóng, độ trong của hạt gạo, tăng mùi thơm, tăng độ dẻo, tăng giá trị nông sản.
BÓN GÌ VỪA TIẾT KIỆM CHI PHÍ, MÀ VẪN ĐỦ DINH DƯỠNG CHO LÚA?
Kinh nghiệm thực tế với 6 ha đất canh tác lúa, 3 vụ/năm tại xã Mỹ Hòa, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp, anh Trần Thanh Sơn 49 tuổi đang có một cơ ngơi mà nhiều nông dân mơ ước. Anh kể đằng sau mỗi MÙA VÀNG là “bí quyết” sử dụng phân bón hiệu quả. Với việc chỉ sử dụng “độc nhất” NPK 16-16-8 + 13S+TE của Đạm Cà Mau cho cả 3 đợt bón, cuối vụ thu về hiệu quả lợi nhuận hơn hẳn với các mẫu ruộng bón theo tập quán 5 lần bón và sử dụng nhiều loại phân bón.
Anh chia sẻ, hiểu được cây lúa cần gì, mình cung cấp đủ theo nhu cầu của cây lúa, phân NPK Cà Mau đã có đủ những chất dinh dưỡng đó rồi, thì cứ yên tâm bón.
Đạm Cà Mau hi vọng bà con cũng thấu hiểu cây lúa để vụ nào cũng vừa năng suất, vừa thịnh vượng, kinh tế ngày một đi lên vững vàng.
Nếu bà con muốn tư vấn hoặc giải đáp thêm thắc mắc về cây lúa hoặc phân bón Đạm Cà Mau thì hãy mạnh dạn nhắn tin cho chúng tôi, hoặc gọi điện tới tổng đài 1900.8696 để được hỗ trợ nhanh nhất nhé.
Đừng quên chọn ngay Đạm Cà Mau cho vụ này, chất lượng tuyệt vời, chi phí cực kỳ phải chăng luôn đó bà con!
#ĐạmCàMau#PhânBónNPK#BíKípMùaVàng#KiếnThứcCâyLúa
—————————————————————————
CÔNG TY CỔ PHẦN PHÂN BÓN DẦU KHÍ CÀ MAU
Địa chỉ: Lô D, Khu CN Phường 1, Đường Ngô Quyền, Phường 1, Tp. Cà Mau
Hotline: 1900 8696