Cây ăn trái “tốn phân”, phải làm sao? Đừng lo bà con ơi, Đạm Cà Mau sẽ bật mí một vài sự thật rất thú vị về cây ăn trái, để giúp bà con mình từ đó bón NPK cho cây thật hiệu quả nè:
Sự thật 1: Gốc cây ăn trái không có khả năng hấp thu dinh dưỡng tốt, mà phần rễ tơ ở bên ngoài mới thực sự đảm nhận chức năng hút dinh dưỡng nhiều nhất từ môi trường đất.
Chính vì thế bà con đừng “tham” bón sâu gốc nhé, nên bón theo tán cây, để phần rễ tơ được tiếp xúc với phân bón nhiều nhất có thể.
Sự thật 2: Một trong những nguyên nhân gây ra nấm bệnh đối với cây ăn trái là do vết xước “vô tình” trên rễ trong lúc xới đất bón phân tạo ra.
Bà con tránh dùng vật sắc để đào đất, nên hạn chế tối đa những tổn thương tới rễ.
Sự thật 3: Tốc độ hấp thu dinh dưỡng của cây ăn trái thấp hơn so với lúa và rau màu
Cây ăn trái hấp thu dinh dưỡng rất từ từ, bà con nên bón phân NPK xong rồi lấp đất lại để tránh bay hơi.
Sự thật 4: Cây sẽ hấp thu NPK tốt hơn nếu tăng độ ẩm cho đất sau khi bón
Bà con nên tưới đủ nước sau khi bón phân.
Ngoài 4 bí kíp trên, Đạm Cà Mau xin bật mí thêm 1 kinh nghiệm rất hữu ích khi bón NPK cho cây ăn trái nữa: Không nên bón phân NPK khi trời quá nắng hoặc mưa to kéo dài.
Bà con đừng quên theo dõi fanpage của Đạm Cà Mau thật thường xuyên nhé, sẽ có rất nhiều bí kíp hữu ích được chia sẻ mỗi ngày đó!
#ĐạmCàMau#ĐCM#PhânBónĐạmCàMau#PVCFC#BíKípVàng#NhânNgànGiáTrị#CâyĂnTrái#NPKCàMau
—————————————————————————
CÔNG TY CỔ PHẦN PHÂN BÓN DẦU KHÍ CÀ MAU
Địa chỉ: Lô D, Khu CN Phường 1, Đường Ngô Quyền, Phường 1, Tp. Cà Mau
Hotline: 1900 8696