Khởi đầu vụ Đông Xuân, bà con đừng quên rằng Phân Bón Cà Mau có bộ giải pháp dinh dưỡng NPK Cà Mau Chuyên dùng cho lúa rất hiệu quả, giúp nâng cao năng suất và chất lượng mùa vụ. Bên cạnh việc sử dụng phân bón NPK Cà Mau Chuyên dùng, bà con nhớ kết hợp với các “Bí Kíp Vàng” sau nhé.
Bí kíp 1: Để lúa tập trung dinh dưỡng ngay từ đầu mùa vụ, bà con cần bón cân đối dinh dưỡng Đạm – Lân – Kali với sản phẩm NPK Cà Mau Chuyên dùng giai đoạn lúa đẻ nhánh. Bà con bón 7-10 ngày sau sạ và 18-22 ngày sau sạ với lượng bón 100-140kg/ha/lần bón.
Khi cây lúa bước vào giai đoạn Làm đòng, bà con sử dụng NPK Cà Mau Chuyên dùng Lúa giai đoạn Làm đòng & Nuôi hạt. Liều lượng bón khoảng 120-160kg/ha (bón 38-45 ngày sau sạ) để giúp thân và rễ lúa cứng cáp hơn, hạn chế đổ ngã, đặc biệt bón đúng thời điểm tim đèn sẽ gia tăng số hạt chắc trên bông.
Bí kíp 2: Sử dụng phương pháp cấy sạ thưa hoặc sạ sàng (từ 80 – 100kg/ha) để giúp cây lúa khỏe và đẻ nhánh sớm. Sạ lúa ở mức độ sạ thích hợp sẽ giúp cây lúa lớn và cứng hơn.
Sản phẩm phân bón NPK Cà Mau Chuyên dùng cho Lúa là sự lựa chọn tối ưu cho mùa vụ đông xuân, bởi đây là bộ sản phẩm phân bón có:
Dinh dưỡng đồng đều trong từng hạt phân bón: không lo bón thừa, bón thiếu, không cần tốn công tính toán phối trộn N-P-K như thông thường.
Hạt phân bón tròn đều, chất lượng cao nhờ được sản xuất trên dây chuyền tiên tiến nhất, giúp cây lúa hấp thu dưỡng chất tối đa.
Hạt phân bón dễ tan, giúp hạn chế thất thoát và gia tăng chất lượng cây lúa vào cuối vụ.
Bí kíp 3: Mặt đất bùn nhão cũng là một nguyên nhân khiến cây lúa dễ đổ ngã. Do đó, bà con có thể quản lý nước tưới theo phương pháp “Ngập khô xen kẽ” để mặt đất không bị nhão, bộ rễ phát triển sâu, tránh ngộ độc hữu cơ, cây lúa hấp thụ dinh dưỡng mạnh nên cây cứng chắc, ít đổ ngã.
Giai đoạn mạ: duy trì mực nước 3 – 5cm giúp cây nảy chồi tốt và khống chế cỏ dại.
Giai đoạn đẻ nhánh đến làm đòng: giữ mực nước 3 – 5cm rồi để ruộng cạn dần đến dưới mặt đất 10cm. Lúc này, bà con mới bắt đầu cho nước vào ruộng. Khi cây lúa làm đòng, bà con rút nước cạn đến khi mặt ruộng nứt chân chim 3 – 5 ngày nhằm hạn chế chồi vô hiệu và bộ rễ ăn sâu. Từ đó, đất ít bị nhão nên sẽ hạn chế cây lúa đổ ngã. Sau đó, bà con lại cho nước vào ruộng và lại đợi khi mực nước rút dưới mặt đất 10cm thì ta lại cho nước vào ruộng.
Chỉ cần chăm chỉ tưới tiêu, quan sát đồng ruộng và tiếp tục theo dõi các bí kíp về dinh dưỡng từ Phân Bón Cà Mau là bà con đã nắm chắc tỉ lệ thành công rất lớn rồi. Mùa vụ Đông Xuân này, bà con nhớ chọn phân bón NPK Cà Mau chuyên dùng cho lúa, để vững vàng gặt hái mùa vàng rộn ràng.
#PhânBónCàMau#PBCM#PVCFC#DCM#BíKípVàng#RộnRàngChuyệnMùaMàng#NPKCaMauChuyênDùng#NPKCaMau18_6_18#NPKCaMauGold20_15_8
———————————————————————
CÔNG TY CỔ PHẦN PHÂN BÓN DẦU KHÍ CÀ MAU
Địa chỉ: Lô D, Khu CN Phường 1, Đường Ngô Quyền, Phường 1, Tp. Cà Mau
Hotline: 1800 888 606